CHỮA ĐAU THẦN KINH TOẠ Ở ĐÂU TỐT

Đau thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến hiện nay do các chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, ung thư cột sống,… gây ra. Do đó, nếu để bệnh lâu ngày mà không nhận biết để chữa trị, rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Thế nên, người bệnh cần nắm rõ các khái niệm về bệnh đau thần kinh toạ là gì? để xem mình có mắc phải căn bệnh này hay không mà có cách chữa bệnh kịp thời và hiệu quả.

Bệnh đau dây thần kinh tọa là gì?

Trong hệ thống dây thần kinh của cơ thể, dây thần kinh tọa được xem là dây thần kinh dài nhất cơ thể. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh hông bắt đầu bởi các rễ thần kinh ở vùng lưng dưới kéo dài xuống mông, qua mặt sau của 2 chân và chạy đến các ngón chân. Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, sẽ gây ra các cơn đau kéo dài từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây thần kinh này gọi là đau thần kinh tọa.

>>> Chia sẻ cách Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng đông y hiệu quả

>>> Những triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn mà bạn cần phải biết

>>> Các biểu hiện đau dây thần kinh thường gặp

Các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bởi những triệu chứng sau đây:

• Đau là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ từ rễ thần lưng và rễ thần kinh sống 1 lan xuống đùi. Nếu rễ thần kinh lưng bị chèn ép hay tổn thương thì người bệnh sẽ thấy đau từ lưng eo kéo dài đến cẳng chân và chạy xuống tận ngón chân út. Nếu tình trạng này gặp phải ở rễ thần kinh sống 1 thì cơn đau từ phía sau mông xuống sau đùi, bắp chân và kéo dài ra phía ngoài bàn chân. Trường hợp người bệnh đau thần kinh tọa trên thì cơn đau chỉ lan tới phía trên đầu gối còn ngược lại thì tới tận bàn chân.

  • Cơn đau có thể ở giữa cột sống hoặc nhiều khi lệch một bên lưng.
  • Người bệnh có triệu chứng bị cứng cột sống nên nghiêng người, cúi người thường khó khăn và bị đau rất nhiều.
  • Đặc biệt, mỗi khi cơ thể người bệnh bị rung lắc như va chạm thì cơn đau tăng lên hoặc khi ho, hắt hơi hay khi cười thì lưng lại đau nhói.
  • Cơn đau lan từ vùng lưng chạy dọc xuống mông và đùi tới gót chân hoặc nhiều khi lại chạy ngược lại.
  • Nếu bệnh chuyển nặng, người bệnh thường khó cử động chân, các ngón chân và mũi chân không được linh hoạt.
  • Lâu ngày, người bệnh có biểu hiện teo cơ đùi, mông và chân bên thường xảy ra những cơn đau.
  • Lúc này, chân bị tê bì mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện,…

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng châm cứu, bấm huyệt

  • Châm cứu bấm huyệt là phương pháp vật lý trị liệu dựa trên các lý luận của Y học cổ truyền nhằm giúp đả thông kinh mạch, thông kinh hoạt lạc, tăng lưu thông khí huyết từ đó giúp các cơ bắp được thư giãn và giảm đau một cách hiệu quả. Tuy vậy, tốt nhất bạn nên tìm được địa chỉ chữa đau thần kinh toạ ở đâu tốt để có kết quả như ý nhất
  • Với châm cứu, bác sĩ điều trị sẽ dùng kim châm châm vào các huyệt đạo trên cơ thể như: thận du, đại trường du, thượng liêu, hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền… để điều hòa khí huyết nhằm đả thông kinh mạch.
  • Với bấm huyệt, vùng mông đùi, chân là đường đi của dây thần kinh tọa sẽ được tác động nhờ các động tác day, ấn, miết, xoa, bóp với cường độ phù hợp để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, các vùng cơ bắp được thư giãn, giảm các cơn đau nhức.
  • Thông thường, khi thực hiện bấm huyệt, bác sĩ điều trị sẽ tác động chủ yếu vào các huyệt vị ở khu vực thắt lưng như: thận du, đại trường du, thừa phù, hoàn khiêu, uỷ trung, thừa sơn…

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Tây y

Tây y hướng việc điều trị bệnh vào triệu chứng bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc tiêm trực tiếp vào vị trí đau. Các loại thuốc Tân dược được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh tọa gồm có:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, diclofenac, thuốc họ xicam, nhóm coxcib…
  • Nhóm thuốc chống viêm dạng corticoid
  • Thuốc giãn cơ vân: myonal, mydocalm…
  • Vitamin nhóm B gồm: B1, B6, B12
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine
  • Biện pháp điều trị tại chỗ: tiêm vào khoang ngoài màng cứng.

Ưu điểm chung của việc điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Tây y là các loại thuốc rẻ tiền, dễ mua, giảm nhanh triệu chứng trong thời gian ngắn.

  • Tuy nhiên, hầu hết các thuốc đều có tác dụng phụ như ảnh hướng đến đường tiêu hóa (paracetamol), ảnh hưởng tới chức năng gan, thận (diclofenac), ảnh hưởng tới hệ tim mạch (thuốc họ xicam) hay gây cảm giác buồn nôn, choáng váng (galantamine) hoặc không được sử dụng dài ngày như corticoid…
  • Hơn nữa, việc điều trị bằng thuốc Tân dược chỉ mang lại tác dụng tức thời, làm giảm triệu chứng trước mắt chứ hoàn toàn không có tác dụng điều trị lâu dài nên dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc hoặc người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc.

Đối với những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa cột sống thắt lưng , ngoài việc sử dụng thuốc thì việc kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt là rất quan trọng, không chỉ quyết định tới 50% khả năng phục hồi của người bệnh, mà đồng thời còn giúp việc tối ưu hoá hiệu quả và thời gian điều trị so với việc không thực hiện vật lý trị liệu.

 

Khi thấy cơ thể có biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đến ngay các trung tâm hay cơ sở y tế về chuyên khoa xương khớp uy tín để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị đau thần kinh tọa kịp thời. Tránh để lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các thầy thuốc Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn có nhiều năm kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, tận tâm và sẽ theo dõi sát sao trong quá trình điều trị bệnh cho bạn. Đặc biệt, Chúng tôi sẵn sàng tiến hành đánh giá lại quá trình điều trị và điều trị bệnh miễn phí hoàn toàn cho bạn nếu sau liệu trình uống thuốc mà tình trạng bênh không có chiều hướng tốt lên.

Đặt hẹn online hoặc muốn tư vấn sức khoẻ miễn phí tại đây: 

Click vào hình ảnh để đặt hẹn:

  • Địa chỉ: 1061B, Cách mạng tháng 8, phường 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh từ: 8:00 sáng đến 8:00 tối tất cả các ngày trong tuần
  • Hotline tư vấn: 02 862 860 111